Tin tức
» Doanh nghiệp ngành sợi chủ động đối phó với vụ kiện chống bán phá giá

Mới đây, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ khởi kiện chống bán phá giá sợi từ Việt Nam, Malaixia, Hy Lạp, Pakixtan và Thái Lan... Đây là “đòn nặng” với ngành sợi của Việt Nam trong điều kiện chúng ta phải nhập khẩu tới trên 90% bông nguyên liệu trong khi thị trường xuất khẩu hàng dệt may đang suy giảm.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn- Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, xung quanh vấn đề này.

Giá bông vải trong nhiều năm qua liên tục biến động, điều này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt và kéo sợi Việt Nam, thưa ông?

Hiện ngàh sợi phải nhập khẩu trên 90% bông của nước ngoài, trong khi đó, giá bông thế giới giai đoạn vừa qua biến động tương đối phức tạp, đặc biệt kể từ tháng 7/2010, giá từ 1,7 USD/kg tăng lên 3,5 USD/kg và tăng đến trên 5 USD/kg. Nhưng khoảng tháng 3/2011, giá bông giảm xuống 2,5 USD/kg.

Mấy tháng gần đây, giá tương đối ổn định, hiện giữ giá 1,7 USD. Tuy nhiên, việc tăng giảm giá bất thường làm cho doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn, nhất là khi thị trường đang phải chịu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số thị trường nhập khẩu hàng dệt Việt Nam, như: Mỹ, Nhật Bản, EU… đều suy giảm khiến ngành dệt may thêm khó khăn.

 

Với ngành sợi, Việt Nam là nước nhập khẩu nguyên liệu bông xơ nhiều. Mỗi năm, ViệtNam sản xuất 680 nghìn tấn sợi để làm hàng xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% do năng lực ngành dệt và nhuộm của Việt Nam còn hạn chế.

Do vậy, Việt Nam phải xuất khẩu tới 70% năng lực sản xuất trong khi giai đoạn vừa qua, giá bông xơ tăng lên cao, mà thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức khởi kiện chống bán phá giá đối với ngành sợi Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sợi ViệtNam vì Thổ Nhĩ Kỳ là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của ngành.

 

Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vụ kiện chống bán giá của Thổ Nhĩ Kỳ?

Ngày 18/10, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức thông báo khởi kiện chống bán phá giá đối với một số mã hàng sợi của Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong vụ việc này, ngoài Việt Nam còn có Malaixia, Hy Lạp, Pakixtan và Thái Lan cũng bị khởi kiện. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ dành cho các doanh nghiệp của chúng ta 37 ngày để khai báo, sau đó, họ sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam để tìm hiểu ngành sợi có thực sự bán phá giá hay không.

Vì nước ta chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, nên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải lấy giá của một nước thứ ba để tham chiếu. Tôi nghĩ nhiều khả năng họ sẽ tham khảo cấu thành giá ở Băngla Đét hoặc Inđônêxia - là nền kinh tế tương tự như Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp đối phó với vụ kiện này, Hiệp hội đã có những động thái nào, thưa ông?

Ngay khi biết tin, Hiệp hội đã phối hợp với Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng thời thông qua Đại sứ quán và Tham tán thương mại của Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ để tìm hiểu nguyên nhân việc kiện chống bán phá giá này cũng như trình tự tố tụng của họ như thế nào.

Chúng tôi cũng làm việc với Hiệp hội Thủy sản Việt Nam- đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, Hiệp hội cũng làm việc với các chuyên gia, doanh nghiệp xuất khẩu để tìm tư vấn giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, giải đáp những câu hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp rút ra bài học gì qua việc Thổ Nhĩ Kỳ kiện chống bán phá giá, thưa ông ?

Chúng ta đã hội nhập rộng và sâu vào thị trường thế giới, thì việc các nước sử dụng các biện pháp phòng vệ, như: chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật… là việc thường xuyên nên các doanh nghiệp phải chủ động chuẩn bị để đối phó.

Các Hiệp hội ngành hàng cũng phải nâng cao tầm nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp cần thận trọng trong giao dịch; chuẩn hóa nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ thống báo cáo chuẩn, đồng thời các doanh nghiệp cần đoàn kết với nhau, nhất là những doanh nghiệp cùng xuất khẩu vào một thị trường để có phương án đối phó kịp thời và hiệu quả.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ THÀNH NHÂN

MST: 0314055909

ĐC: 523/7 Lê Văn Khương, Tổ 55; Khu phố 5; Phường Hiệp Thành; Q.12, TP.HCM

Hotline: 0903.711.564- 0909.471.564  (Mr. Nhân)

Email: inoxthanhnhan@gmail.com

http://inoxthanhnhan.com

 

Chuyển nhà trọn gói Chuyển nhà trọn gói Chuyển nhà Taxi tải thành hưng Taxi tải


Design by hptvietnam.net
Chát Facebook với chúng tôi